Giá Bitcoin

Ngày 6.12, tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP.Hà Nộikh&oacu 10

【10】Hà Nội sẽ làm 'sống lại' sông Tô Lịch, sông Nhuệ...

Ngày 6.12,àNộisẽlàmsốnglạisôngTôLịchsôngNhuệ10 tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP.Hà Nội khóa XVI, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải đã báo cáo, tiếp thu, giải trình, làm rõ những vấn đề đại biểu HĐND thành phố nêu.

Hà Nội đẩy mạnh xử lý ô nhiễm và chỉnh trang, tái thiết đô thị - Ảnh 1.

Quang cảnh kỳ họp

KHẮC HIẾU

Tập trung làm "sống lại" các con sông có ý nghĩa lịch sử, văn hóa

Trước đó, phát biểu tại các tổ thảo luận, nhiều ý kiến của các đại biểu HĐND TP.Hà Nội cho rằng cần tập trung phân tích sâu các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, dự báo, đánh giá để từ đó xây dựng các kịch bản phát triển phù hợp; chú trọng, quan tâm hơn đến hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Trong đó, thành phố cần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trên cơ sở rà soát, kiểm tra, cắt bỏ các thủ tục hành chính (TTHC) không cần thiết, tăng chi phí. Tăng cường hơn nữa các hoạt động tiếp xúc, đối thoại; thực hiện hiệu quả kế hoạch nâng cao các chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tiếp tục rà soát các nội dung, nhiệm vụ, bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện phân cấp, ủy quyền, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát và phân bổ nguồn lực…

Bên cạnh việc tiếp tục quyết liệt triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, nhiều ý kiến của các đại biểu đều thống nhất cho rằng, cùng với 3 đột phá chiến lược, Hà Nội cần tập trung ưu tiên cần xử lý ngay đối với 2 vấn đề. Đó là tiếp tục đẩy mạnh xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị. Đây cũng là 2 nội dung ưu tiên được các chuyên gia, nhà khoa học gợi ý trong quy hoạch thủ đô.

Trong đó, trước mắt tập trung khơi thông, làm "sống lại" một số con sông có ý nghĩa lịch sử, văn hóa như: sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy… Có giải pháp cụ thể để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí như: lộ trình sử dụng phương tiện cá nhân "xanh", thân thiện môi trường; hạn chế tình trạng đốt rác thải, đốt rơm rạ tại các khu vực ngoại thành; giải quyết tình trạng thu gom rác thải trên địa bàn.

Hà Nội đẩy mạnh xử lý ô nhiễm và chỉnh trang, tái thiết đô thị - Ảnh 2.

Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Hà Minh Hải đọc báo cáo, tiếp thu, giải trình các ý kiến của đại biểu

KHẮC HIẾU

Văn hóa, con người là nền tảng, nguồn lực, động lực phát triển

Về các nội dung chủ yếu của Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó chủ tịch Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thành phố xác định văn hóa và con người vừa là nền tảng vừa là nguồn lực, động lực phát triển thủ đô. Chuyển đổi "xanh", chuyển đổi số là nội dung xuyên suốt trong quy hoạch.

Cùng với các phương án quy hoạch các ngành, lĩnh vực, địa bàn, quy hoạch thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức không gian phát triển tạo nên hình ảnh thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại - kết nối toàn cầu với những đặc trưng về kinh tế, xã hội, văn hóa, "môi trường xanh", trong lành.

Về Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, ông Hải cho biết, về việc nghiên cứu các nội dung, số liệu có liên quan các mốc thời kỳ và tầm nhìn quy hoạch nhằm đảm bảo thống nhất giữa Quy hoạch thủ đô và Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô.

Đến nay, 2 đồ án quy hoạch cũng đã đồng bộ các số liệu tính toán, giải pháp quy hoạch cho từng thời kỳ, từ đó thống nhất các giải pháp thực hiện triển khai đồng bộ giữa các quy hoạch.

Trước ý kiến cần làm rõ các giải pháp quy hoạch để giải quyết một số nội dung còn tồn tại, hạn chế như: úng ngập, ùn tắc giao thông, rác thải, không khí, vệ sinh môi trường..., ông Hải cho biết, ngay từ giai đoạn rà soát, đánh giá quy hoạch chung thủ đô được duyệt năm 2011 đã đặt ra yêu cầu, đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Tại đồ án lần này đã tập trung giải quyết, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Hà Nội đẩy mạnh xử lý ô nhiễm và chỉnh trang, tái thiết đô thị - Ảnh 3.

Các đại biểu HĐND TP.Hà Nội thống nhất rằng, trong năm 2024, Hà Nội cần tập trung ưu tiên đẩy mạnh xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị

KHẮC HIẾU

Giải phóng nguồn lực cho các quận, huyện

Về phân cấp, ủy quyền, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, đến nay đã thực hiện điều chỉnh bổ sung quy định phân cấp cho cấp huyện tại 9 lĩnh vực; quy định chi tiết phân cấp quản lý nhà nước 16 ngành, lĩnh vực; đồng thời, đã thực hiện ủy quyền 708 TTHC, đạt tỷ lệ 40% tổng số TTHC cấp thành phố và cấp huyện. UBND TP.Hà Nội phê duyệt quy trình nội bộ 574 TTHC, đạt tỷ lệ 100%.

Việc phân cấp, ủy quyền như trên sẽ giải phóng được nguồn lực của các quận, huyện có nguồn lực tốt, tăng tính chủ động cho cấp huyện. Việc thực hiện các quy định phân cấp tương đối ổn định. Mặc dù còn có những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Về đề án phòng cháy, chữa cháy (PCCC), ông Hải cho biết, UBND TP.Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo có liên quan đến công tác này. Thành phố đang chỉ đạo xây dựng Đề án tổng thể về nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thủ đô đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, các nội dung quan trọng của đề án và các phương án PCCC đã được nghiên cứu, xây dựng như một nội dung đề xuất được tích hợp trong quy hoạch thủ đô.

Với hiện trạng đặc thù hiện nay, đặc biệt trong các quận nội đô lịch sử, có mật độ dân số cao, nhiều ngõ nhỏ, sâu, nơi các xe PCCC khó tiếp cận, thành phố cũng đang rà soát, nghiên cứu để đề xuất những chính sách đặc thù.

"Cùng với đó, tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về PCCC, để mỗi người dân là một cán bộ PCCC ngay tại địa bàn, ngay tại cơ sở theo phương châm 4 tại chỗ, với mục tiêu cao nhất đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, ổn định đời sống của người dân là trên hết, trước hết", ông Hải nói.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap